Sa mạc Lửa Hồng Đạ-Oai 2 2014

01:23 |

Xem thêm…

TRÊN TẢNG ĐÁ NÀY (24.8.2014 – Chúa nhật 21 Thường niên, Năm A)

03:05 |
Lời Chúa: Mt 16, 13-20
Khi Ðức Giêsu đến vùng kế cận thành Xêdarê Philípphê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai?” Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ”. Ðức Giêsu lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Simon Phêrô thưa: “Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Ðức Giêsu nói với ông: “Này anh Simon con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Ðấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”. Rồi Người cấm ngặt các môn đệ không được nói cho ai biết Người là Đấng Kitô.

Suy niệm:
Trong cộng đoàn Hội Thánh,
Simon là khuôn mặt nổi bật trong nhóm Mười Hai.
Ông thuộc nhóm những môn đệ đầu tiên theo Ðức Giêsu,
và là một trong ba môn đệ thân tín nhất.
Ông có mặt lúc Chúa hiển dung và trong Vườn Dầu.
Ông thường là phát ngôn viên của cả nhóm (x. Mt 19,27).
Ðức Giêsu phục sinh đã hiện ra cho ông trước tiên (1Cr 15,5),
và giao cho ông chăn dắt đoàn chiên của Ngài (Ga 21,15-17).
Simon có bản tính bộc trực, hăng hái.
Vì quá tin vào sức mình, ông đã sa ngã, chối Chúa.
Bất chấp những yếu đuối và giới hạn của Simon,
Ðức Giêsu vẫn chọn ông đứng đầu nhóm Mười Hai,
và làm nền tảng cho Hội Thánh của Ngài.
Ngài đặt cho Simon một tên mới là Phêrô,
tiếng Aram gọi là Kêpha, nghĩa là Tảng Ðá.
Tên mới này phản ánh sứ mạng Chúa giao cho ông.
Phêrô được tuyên bố là người có phúc,
vì ông đã được Cha trên trời cho biết Ðức Giêsu là ai.
Ông đã tin tưởng đón nhận mạc khải ấy.
“Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.”
Ðó là lời tuyên xưng đức tin của Phêrô.
Nhưng ông không chỉ tuyên xưng đức tin của mình,
ông còn tuyên xưng tình yêu nữa:
“Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy.”
Với niềm tin-yêu vào Ðức Giêsu,
Phêrô sẵn sàng chia sẻ sứ mạng Mục Tử của Ngài,
sẵn sàng hiến mình vì đoàn chiên.
Quả thực, Phêrô đã giang tay chịu chết như Thầy Giêsu,
đã theo Thầy và đến nơi mình không muốn đến.
Chúng ta ngỡ ngàng trước sự tin tưởng của Ðức Giêsu.
Ngài cho Phêrô được chia sẻ trách nhiệm với Ngài.
dù ông chỉ là một ngư phủ bình thường, ít học.
Chỉ mình Ðức Giêsu mới là Nền Tảng (x. 1Pr 2,4-5),
nhưng Phêrô cũng được làm nền cho Hội Thánh.
Chỉ mình Ðức Giêsu nắm giữ chìa khóa (x. Kh 3,7),
nhưng Phêrô cũng được trao chìa khóa Nước Trời.
Nếu Phêrô có quyền giáo huấn,
quyền thánh hoá và quản trị Hội Thánh,
thì chỉ nhằm mục đích là phục vụ Dân Chúa.
Hội Thánh đã gặp biết bao khó khăn trong dòng lịch sử.
Không phải chỉ là những cuộc bách hại đẫm máu,
mà còn là những chia rẽ, tranh chấp nội bộ,
những sa sút trầm trọng vì chạy theo thế gian.
Hôm nay, Hội Thánh cũng gặp khó khăn không ít,
khi nhiều người bỏ nhà thờ, bỏ đức tin,
khi ơn gọi giảm sút ở nhiều nơi,
khi Ðức Thánh Cha bị công kích?
Ước gì mỗi người chúng ta ở lại và yêu mến Hội Thánh,
cải tổ và canh tân Hội Thánh
bằng việc canh tân chính bản thân mình.
Cầu nguyện:

Lạy Chúa,
chúng con không hiểu tại sao Chúa chọn Simon,
một người đánh cá ít học và đã lập gia đình,
để làm vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo Hội.

Chúa xây dựng Giáo Hội
trên một tảng đá mong manh,
để ai nấy ngất ngây trước quyền năng của Chúa.

Hôm nay Chúa cũng gọi chúng con
theo Chúa, sống cho Chúa,
đặt Chúa lên trên mọi sự :
gia đình, sự nghiệp, người yêu.

Chúng con chẳng thể nào từ chối
viện cớ mình kém đức kém tài.

Chúa đưa chúng con đi xa hơn,
đến những nơi bất ngờ,
vì Chúa cần chúng con ở đó.

Xin cho chúng con một chút liều lĩnh của Simon,
bỏ mái nhà êm ấm để lên đường,
hạnh phúc vì biết mình đang đi sau Chúa. Amen.
Xem thêm…

Hình 10 Điều Răn

07:49 |

Điều răn 1 : Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.



Thờ Phượng 1 Đức Chúa trời và kính mến người trên hết mọi sự: Thờ Phượng Chúa ba Ngôi, Tôn sùng Thánh Giá, mến yêu 1 Chúa. Hình ảnh này nhìn thấy khá rõ nội dung.


Điều răn 2 : Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ



Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ: Hình ảnh này có ai nhìn ra việc em bé kia, đang xếp cái "chòi" giống em kia, nhưng bị đổ, và có lẽ em ấy la lên: "Gie6su, lại đổ nữa rồi" bị Thiên Thần "cảnh cáo"

Điều răn 3 : Giữ ngày Chúa Nhật.



Giữ ngày Chúa Nhật: Hình ảnh khá rõ, Thiên Thần nhắc đến nhà Thờ, và nên kiêng việc xác trong ngày Chúa Nhật, dành thời giờ để tôn kính Chúa. Hình ảnh khá rõ!

Điều răn 4 : Thảo kính cha mẹ



Thảo kính Cha Mẹ: Hình ảnh khá rõ, phải yêu thương Cha Mẹ, dành những điều tốt đẹp (Bông hoa) cho bố mẹ, quây quần bên Cha Mẹ.

Điều răn 5 : Chớ giết người




Chớ giết người: Vì là tranh giành cho con nít, cho nên cũng không làm bạo lực lắm! tác giả chỉ muốn diễn tả việc chăm sóc của 1 người bạn, bị các bạn còn lại ném đá trúng đầu. Và đặc biệt là có hình 1 con chó, hình như nó cũng đang "phản đối" việc ném đá kia!

Điều răn 6 : Chớ làm sự dâm dục



Chớ làm sự dâm dục: Hi hi hi! Vì là tranh giáo dục con nít, nên tác giả chỉ nhẹ nhàng vẽ hình anh chàng áo vàng đang định nhỏ to gì đó với cô áo trắng, thiên thần đã xuất hiện nhắc nhở và can ngăn!

Điều răn 7 : Chớ lấy của người




Chớ lấy của người: Tranh này khá rõ, đang hái trộm trái cây, Thiên Thần hiện ra và can ngăn!

Điều răn 8 : Chớ làm chứng dối



Chớ làm chứng dối: Hình này nói lên là: anh chàng áo xanh, làm bể cái bình hay cái gì đấy, lại đổ thừa cho anh chàng áo trắng, trong khi tay còn cầm hòn đá!

Điều răn 9 : Chớ muốn vợ chồng người



Chớ muốn vợ chồng người: Hình ảnh này khá trừu tượng, cho nên tác giả chỉ vẽ hình đoàn thiếu nhi, tay cầm bông huệ (khiết tịnh) và đèn (trong sáng). Nói lên việc luôn cầu nguyện và giự mình được khiết tịnh, trong sáng, không vẩn đục, nghĩ đến.... vợ của người ta nói riêng và nghĩ đến những điều bậy bạ nói chung!

Điều răn 10 : Chớ tham của người



Chớ tham của người: Đứng bên ngoài hàng rào, nhìn vào bên trong, thèm
thuồng với những đồ chơi mà người ta đang chơi, không nên có ý định mang về làm của riêng mình.
Xem thêm…

[Hình] Minh họa Kinh Tin Kính

07:41 |


Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha Toàn Năng. Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa.





Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người.





Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô.





Người chịu khổ hình và mai táng.





Ngày thứ ba người sống lại như lời Thánh Kinh. Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha.





Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống...Tôi tin Hội Thánh Công Giáo, Thánh Thiện, Duy Nhất và Tông Truyền.





Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau. (Amen)


Xem thêm…

[Hình] Minh họa Kinh Kính Mừng

07:35 |


Kính mừng Maria




đầy ơn phúc



Đức Chúa Trời ờ cùng Bà.



Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ,



và Giê-su con lòng Bà gồm phúc lạ.



Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời



cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay...



và trong giờ lâm tử.



Amen!

Xem thêm…

Nguồn gốc tấm hình Lòng Chúa Thương Xót

01:44 |



Nguồn gốc tấm hình Lòng Chúa Thương Xót
Ngày 22/02/1931, tại tu viện Plock Thánh nữ Faustina đã được Chúa Giêsu hiện ra trong một thị kiến.
Trong nhật ký Thánh nữ có ghi: "Ðêm đó, tôi được nhìn thấy Chúa Giêsu hiện ra. Chúa Giêsu mặc một chiếc áo trắng với cánh tay phải giơ lên như đang chúc lành. Tay trái của Ngài đụng vào áo nơi trái tim, nơi mà hai ánh sáng chiếu tỏa ra, một tia màu đỏ và một tia màu trắng lạt. Thánh nữ nhìn thẳng vào Chúa không chớp mắt trong thinh lặng, linh hồn thánh nữ tràn ngập lòng kính sợ, nhưng cũng tràn đầy niềm vui khôn tả. Chúa phán với Thánh nữ: "Con hãy vẽ một bức hình, theo những gì con trông thấy đây, với lời ghi chú: Giêsu, con tín thác vào Chúa" (gốc tiếng Ba Lan là Jezu, Ufam Tobie, ta thường thấy bản dịch ra tiếng Anh là Jesus, I trust in you)
Thánh nữ đã hỏi Chúa về ý nghĩa của 2 luồng sáng đó, Chúa trả lời: "Những luồng ánh sáng trắng nhạt biểu hiện Nước, sẽ làm cho các linh hồn nên công chính đạo đức. Những luồng ánh sáng màu đỏ biểu hiện Máu, là sự sống của các linh hồn. Hai luồng ánh sáng này, phát xuất từ chốn sâu thẳm của lòng xót thương dịu dàng và êm ái nhất của Ta, lúc trái tim hấp hối Ta bị lưỡi thâu mở rộng ra. Phúc cho ai ẩn náu trong sự che chở của những luồng ánh sáng này, vì bàn tay công thẳng của Thiên Chúa không giáng phạt họ."
Sau đó, Thánh nữ đi hỏi mẹ Bề trên, và bà đã trả lời: "Con hãy vẽ Chúa đi".
Nhưng vì khả năng hạn hẹp nên dù đã cố gắng, không có bức vẽ nào đẹp.
Năm 1934, cha linh hướng Michal Sopócko của Thánh nữ liên lạc với một họa sĩ tên là Eugeniusz Kazimirowski ở Wilno, để vẽ lại ảnh Chúa theo sự mô tả của thánh nhân, nhưng không được như ý lắm. Đêm sau Chúa phán: "Giá trị của tấm ảnh này không căn cứ trên nét đẹp của màu sắc, nét vẽ, nhưng là ơn phúc của Ta. Đó là một nhắc nhở về lòng thương xót của Ta, Ta ban cho loài người con tàu để đưa họ tới nguồn suối xót thương và múc lấy mọi ơn phúc. Con tàu đó là tấm ảnh này."
Sau khi Thánh nữ Maria Faustina qua đời ngày 05/10/1938, hương thơm thánh thiện của thánh nhân lan tỏa nhiều nơi cùng với sự phổ biến rộng rãi việc thực hành lòng tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa. Ngoài ra, nhiều người đã được những ơn lành Thiên Chúa ban cho qua lời cầu bầu của sơ Maria Faustina. Tuy nhiên, tiến trình dẫn đến việc phong thánh cho nữ tu Maria Kowalska gặp phải nhiều thử thách. Mặc dầu tại Ba Lan nhiều tín hữu rất sùng mộ và học hỏi sứ điệp Lòng Thương Xót Chúa được ghi lại trong nhật ký của thánh nữ, Toà Thánh đã từng lên án cuốn sách này là "lạc đạo" vào năm 1959. Ðiều đó cũng dễ hiểu bởi vì Tòa Thánh Roma nhận được một bản dịch nhật ký từ tiếng Ba Lan và được viết từ một người mới học hết lớp 3 (nữ tu Faustina là một người ít học nên nhật ký của thánh nữ hầu như chẳng có ghi dấu chấm phết nào cả).
Khi Ðức Cha Karol Wojtila (Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tương lai) trở thành Tổng Giám mục Krakow năm 1964, ngài đứng trước một tình trạng tế nhị. Dầu sao đi nữa, ngài rất quen thuộc với sứ điệp Thánh nữ Faustina phổ biến vì lúc còn là chủng sinh "chui" trong thời Ðệ Nhị Thế chiến khi Ðức Quốc Xã cai trị Ba Lan, ngài đã thường xuyên viếng thăm Ðền Lòng Thương Xót Chúa ở đồi Lagiewniki, Krakow, nơi thánh nữ Faustina từng cư ngụ và qua đời. Ðức Tổng Giám mục Karol Wojtila cho điều tra sự việc và sau đó cho dịch lại một bản mới nhật ký của sơ Faustina để gửi cho Toà Thánh. Nhờ đó, vào năm 1978 Toà Thánh đã rút lại lệnh cấm cuốn nhật ký của Faustina, chỉ sáu tháng trước khi Ðức Tổng Giám mục Karol được bầu làm Giáo hoàng.


Ngày 18/04/1993, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã phong Chân phước cho Nữ tu Faustina Kowalska sau khi một người phụ nữ tên Maureen Digan được chữa lành khỏi một bệnh di truyền về máu nhờ lời cầu bầu của nữ tu Faustina. Và cuộc phong thánh vào ngày 30/04/2000 với rất nhiều người tham dự là kết quả của một phép lạ chữa lành cha Ronald P. Pytel (Baltimore, Hoa Kỳ) khỏi bệnh tim. Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II gọi Thánh nữ Maria Faustina là "món quà của Thiên Chúa ban cho thời đại chúng ta". Trong bài giảng của buổi lễ phong thánh, Ðức Thánh Cha nói: "Tương lai của nhân loại trên mặt đất này sẽ ra sao? Chúng ta không được biết. Tuy nhiên, con người có thêm tiến bộ thì không may cũng không thiếu kinh nghiệm đớn đau. Nhưng ánh sáng của lòng thương xót Chúa sẽ chiếu sáng đường đi cho con người trong thiên niên kỷ thứ ba. Ðức Thánh Cha cũng đã chính thức công bố từ nay về sau Chúa nhật II Phục sinh sẽ được gọi là Chúa nhật kính Lòng Thương Xót Chúa. Trong bài giảng, Ðức Thánh Cha cho rằng chỉ khi nào con người cảm nhận được lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa dành cho nhân loại thì con người mới có thể "nhìn vào anh chị em của mình với đôi mắt mới, với thái độ vị tha và liên đới, đại lượng và tha thứ". Việc tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa hiện nay được phổ biến trong 29 quốc gia khắp thế giới (số liệu năm 2003) qua sự cổ võ hoạt động của khoảng 2 triệu thành viên trong tổ chức "Tông đồ Lòng Thương Xót Chúa" gồm các linh mục, tu sĩ và giáo dân.
Quyển nhật kí của sơ Maria Faustina sau này được biên tập và xuất bản lại dưới tựa đề: Divine Mercy in My Soul: The Diary of St. Faustina
Vào năm 1943, một họa sĩ tên là Adolf Hyla đã vẽ lại bức tranh Lòng Thương Xót Chúa, và đây là bức tranh chính thức thứ hai (được treo trên mộ của Thánh nữ Maria Faustina trong tu viện Our Lady of Mercy ở Cracow-Lagiewniki, Ba Lan), sau bức hình đầu tiên của họa sĩ Eugeniusz Kazimirowsk, bức này được lan truyền và sao chép lại khá giống với các bức hình mà ta thấy ngày nay. Ngoài ra, người ta còn cho rằng bức vẽ thứ ba cũng khá phổ biến là của họa sĩ người Mỹ - Robert Skemp, vẽ Chúa đứng trước một cánh cửa hình vòm.



Xem thêm…

Em thật có phúc (15.8.2014 – Thứ sáu - Lễ Đức Mẹ lên trời)

01:37 |
Em thật có phúc
Lời Chúa: Lc 1, 39-56
Hồi ấy, bà Maria lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Êlisabét. Bà Êlisabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được trần đầy Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được phúc này là Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi như vậy? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.” Bấy giờ bà Maria nói:
“Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa,
 thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Ðấng cứu độ tôi.
 Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới;
từ nay, hết mọi đời
sẽ khen tôi diễm phúc.
Ðấng Toàn Năng đã làm cho tôi
biết bao điều cao cả,
Danh Người thật chí thánh chí tôn!
Ðời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Ítraen, tôi tớ của Người,
như đã hứa cùng cha ông chúng ta,
vì Người nhớ lại lòng thương xót
dành cho tổ phụ Ápraham
và cho con cháu đến muôn đời.
Bà Maria ở lại với bà Êlisabét độ ba tháng, rồi trở về nhà.
Suy nim:
Trong ngày mừng lễ Đức Maria được đưa lên trời cả hồn lẫn xác,
phụng vụ lại cho chúng ta chiêm ngắm một Đức Maria trong đời thường.
Lúc ấy Mẹ là một cô thiếu nữ, vượt đoạn đường dài hơn 100 cây số,
đi từ Galilê lên Giuđê, để thăm bà chị họ cao niên đang mang thai.
Bầu khí gặp gỡ là bầu khí của niềm vui.
Maria là người cất tiếng chào trước.
Tiếng chào ấy đã làm thai nhi Gioan nhảy mừng trong lòng mẹ (c. 44)
và làm bà Êlisabét ngỡ ngàng chúc tụng tán dương (cc. 42-45).
Maria cũng hân hoan cất lời ngợi khen Thiên Chúa (cc. 46-47).
Bầu khí gặp gỡ là bầu khí của Thánh Thần.
Maria đầy Thánh Thần từ khi cưu mang Đức Giêsu (Lc 1, 35).
Êlisabét đầy Thánh Thần từ khi nghe Maria chào (Lc 1, 41).
Nhờ Thánh Thần, bà Êlisabét đã khám phá ra bí mật của cô em.
Cô có phúc hơn mọi phụ nữ, vì cưu mang người Con tuyệt vời (c. 42).
Cô còn có phúc vì dám tin điều Thiên Chúa nói (c. 45).
Chính Mẹ cũng nhận mình là người diễm phúc vì được muôn hồng ân (c. 48).
Đem Đức Giêsu đến nhà, thăm viếng, chào hỏi, ở lại, phục vụ:
đó là những điều Mẹ Maria đã làm cho bà chị họ ngày xưa,
và vẫn còn làm cho chúng ta hôm nay trên trời.
Mẹ được tôn vinh không phải để xa cách, mà để gần gũi với con người.
Đấng tự xưng là nữ tỳ của Chúa thì đã sống như nữ tỳ của nhân loại.
Lễ Đức Mẹ được đưa lên trời cả hồn lẫn xác, nhắc chúng ta nhiều điều.
Lễ này nhắc chúng ta về thế giới của Thiên Chúa, về quê hương vĩnh cửu.
Chúng ta dễ bị hút xuống thế giới này, với vẻ đẹp và nỗi khốn cùng của nó.
Chúng ta loay hoay giải quyết không xong những vấn đề của trái đất,
vì quên nhìn nó từ trên cao và hướng nó về trời cao.
Lễ này cũng nhắc chúng ta về giá trị cao quý của thân xác.
Thân xác đi với ta suốt cả cuộc đời, chịu gian khổ và được tôn vinh với ta.
Chẳng thân xác nào gần Đức Giêsu bằng thân xác của Mẹ.
“Phúc cho người phụ nữ đã cưu mang Thầy và cho Thầy bú mớm.”
Tay Mẹ đã bồng ẵm Con từ Bêlem, qua Ai Cập, lên Đền thờ.
Tay Mẹ cũng đã ôm xác Con mình, được đưa xuống từ thập tự giá.
Mẹ sống bên Giêsu gấp mười lần thời gian các tông đồ sống bên Ngài.
“Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó” (Ga 12, 26).
Hơn ai hết Mẹ là người đã gắn bó phục vụ Đức Giêsu bằng cả cuộc đời.
Hơn ai hết Mẹ xứng đáng được ở bên Con cả hồn lẫn xác.
Lễ Mẹ Lên Trời là lễ của niềm hy vọng cho cả nhân loại.
Người Kitô hữu thêm xác tín về nơi mình sẽ đến.
Mẹ là người được hưởng trước những gì chúng ta sẽ được hưởng.
Dù cuộc đời người theo Chúa lắm gian truân và hy sinh,
nhưng kết thúc lại rất tươi và có hậu.
Lễ Mẹ Lên Trời, chỉ xin được yêu mến những sự bền vững trên trời,
và bớt bị mê hoặc bởi những điều chóng qua dưới đất.
Cầu nguyn:

Lạy Mẹ Maria,
khi đọc Phúc Âm,
lúc nào chúng con cũng thấy Mẹ lên đường.
Mẹ đi giúp bà Isave, rồi đi Bêlem sinh Đức Giêsu.
Mẹ đưa con đi trốn, rồi dâng Con trong đền thờ.
Mẹ tìm con bị lạc và đi dự tiệc cưới ở Cana.
Mẹ đi thăm Đức Giêsu khi Ngài đang rao giảng.
Và cuối cùng Mẹ đã theo Ngài đến tận Núi Sọ.
Mẹ lên đường để đáp lại một tiếng gọi
âm thầm hay rõ ràng, từ ngoài hay từ trong,
từ con người hay từ Thiên Chúa.
Chúng con thấy Mẹ luôn đi với Đức Giêsu
trong mọi bước đường của cuộc sống.
Chẳng phải con đường nào cũng là thảm hoa.
Có những con đường đầy máu và nước mắt.
Xin Mẹ dạy chúng con
đừng sợ lên đường mỗi ngày,
đừng sợ đáp lại những tiếng gọi mới của Chúa
dù phải chấp nhận đoạn tuyệt chia ly.
Xin giữ chúng con luôn đi trên Đường-Giêsu
để chúng con trở thành nẻo đường khiêm hạ
đưa con người hôm nay đến gặp gỡ Thiên Chúa.
Xem thêm…

Để trẻ em đến với Thầy (16.8.2014 – Thứ bảy Tuần 19 Thường niên)

01:32 |
Để trẻ em đến với Thầy
Lời Chúa: Mt 19, 13-15

Khi ấy, người ta dẫn trẻ em đến với Ðức Giêsu, để Người đặt tay trên chúng và cầu nguyện. Các môn đệ la rầy chúng. Nhưng Ðức Giêsu nói: “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời thuộc về những ai giống như chúng.”  Người đặt tay trên chúng, rồi đi khỏi nơi đó.

Suy nim:
Bàn tay con người thật là cao quý.
Trong Cựu Ước, Đức Chúa muốn ông Môsê đặt tay trên ông Giosuê
để chia sẻ cho ông này quyền lãnh đạo dân (Ds 27, 18. 23).
Cụ Giacóp đã chúc phúc cho hai đứa cháu là Épraim và Mơnase
bằng cách đưa hai tay đặt trên đầu chúng (St 48, 14).
Cử chỉ đặt tay trên cũng thường thấy trong Giáo Hội thuở ban đầu.
Chúa Thánh Thần được trao ban qua việc đặt tay (Cv 8, 17-19; 19, 6).
Qua đặt tay, bảy phó tế đầu tiên lãnh nhận sứ vụ (Cv 6, 6).
Bácnaba và Saolô cũng được đặt tay sai để sai đi truyền giáo (Cv 13, 3).
Bàn tay Thiên Chúa là khí cụ che chở, đỡ nâng.
“Ngài bao bọc con cả sau lẫn trước,
bàn tay của Ngài, Ngài đặt trên con (Tv 138, 5).
Bàn tay của Đức Giêsu đóng vai trò lớn trong sứ vụ.
Ngài chữa anh mù bằng cách đặt tay trên mắt anh (Mc 8, 25).
Ngài cũng chữa bà còng lưng theo cách tương tự (Lc 13, 13).
Người ta xin Ngài đặt tay để chữa một anh điếc và ngọng (Mc 7, 32),
thậm chí đặt tay để hoàn sinh một em gái mới chết (Mt 9, 18).
Trong bài Tin Mừng hôm nay,
Cha mẹ của các em đã đưa các em đến với Đức Giêsu,
để được Ngài đặt tay trên chúng và cầu nguyện (c. 13).
Họ tin phúc lành đến với con cái họ qua cử chỉ ấy.
Cuối cùng, Đức Giêsu đã đặt tay trên các em nhỏ và cầu nguyện,
trước khi tiến về Giêrusalem để chịu khổ nạn (c. 15).
Nhưng các môn đệ lại bực bội và la rầy cha mẹ của các em.
Có lẽ đối với họ, Thầy Giêsu còn nhiều việc lớn lao để làm
hơn là mất thì giờ để chúc lành cho mấy em bé.
Đức Giêsu hoàn toàn không đồng ý với thái độ coi thường này.
Ngài nói thẳng: “Hãy để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng.”
Đến với Thầy Giêsu là quyền lợi của mọi trẻ em,
người lớn không được phép xâm phạm.
Ngài đưa ra lý do khiến các môn đệ phải tôn trọng trẻ em:
“vì Nước Trời là của những ai giống như chúng” (c. 14).
Như thế trẻ em, tuy không có chỗ cao trong xã hội,
nhưng lại có chỗ vững chãi trong Nước Trời.
Trẻ em có chỗ vì chúng hồn nhiên sống lệ thuộc vào cha mẹ,
và đón nhận mọi sự từ người khác với lòng biết ơn.
Những người lớn muốn vào Nước Trời phải nên giống chúng.
Đây là một tiến trình khó khăn và lâu dài,
vì người lớn phải quay lại, phải hoán cải để trở nên đơn sơ như trẻ thơ,
phải tự hạ mình xuống, bỏ đi những tự hào, tự mãn về mình (Mt 18, 3-4).
mở lòng đón lấy Nước Trời như quà tặng nhưng không.
Như thế trẻ thơ lại là mẫu mực cho các môn đệ của Thầy Giêsu.
Nước Trời dành cho trẻ thơ và những ai trở nên giống chúng.
Trẻ em có chỗ trong Nước Trời và trong Giáo Hội tại thế.
Các em cũng là thành viên trong cộng đoàn đức tin.
Lời dạy của Đức Giêsu vẫn mãi âm vang nơi chúng ta:
“Hãy để trẻ em đến với tôi, đừng ngăn cấm chúng.”
Chúng ta đã làm gì để đưa các em đến với Giêsu?
Cầu nguyn:

Lạy Chúa Giêsu, vì con bé nhỏ,
nên xin yêu ngài bằng khả năng bé nhỏ của con.
Cho con biết yêu
những công việc bé nhỏ mỗi ngày,
những công việc âm thầm,
những bổn phận mà con làm vì yêu mến.
Cho con biết yêu những hy sinh bé nhỏ mỗi ngày,
vui lòng đón nhận những thánh giá tuy nhỏ,
nhưng làm tim con đau đớn.
Cho con biết yêu tinh thần bé nhỏ của trẻ thơ,
đơn sơ thú nhận mình yếu đuối và bất lực,
sung sướng nương tựa vào duy một mình Chúa.
Hơn nữa, xin cho con can đảm,
dám chọn những gì giúp con trở nên bé nhỏ hơn,
nhờ đó con vui tuoi phục vụ mọi người
và hạnh phúc khi thấy Chúa lớn lên trong con.
Mỗi lần bị cám dỗ tự cao,
xin cho con biết ngắm nhìn con đường Chúa đã đi,
con đường bé nhỏ và khiêm hạ.
Ước gì con được làm bạn của Chúa
trên đường từ Bêlem đến Núi Sọ,
và được ở bên Chúa trong Nước Trời. Amen.
Xem thêm…